Lên đầu

Hỗ trợ

  • kinh doanh 0937 717 484
  • kinh doanh 01 0976 717 484
  • kinh doanh 02 0908 402 305
  • kinh doanh 03 0971 757 888
  • kinh doanh 04 0944 20 95 95
  • phụ trách dự án 02862 558 588
  • Hỗ trợ kỹ thuật 02862 558 588

Sản phẩm nổi bật

prev
next

Tin tức nổi bật

FanPage

Thống kê truy cập

  • Online: 16
  • Hôm qua: 2332
  • Ngày nay: 314
  • Tháng này: 64751
  • Tháng qua: 72289
  • Tổng lượt: 5786

điều chỉnh lương hưu và tăng tiền lương cơ sở.

Điều chỉnh tiền lương hưu và tăng lương cơ sở

Chính phủ điều chỉnh tăng mức tiền lương cơ sở từ 1,150 triệu đồng/tháng lên 1,210 triệu đồng/tháng (tăng khoảng 5%) từ ngày 1-5-2016, áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đảm bảo thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng.

Từ ngày 1/1/2016, sẽ thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động dưới 2 triệu đồng/tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác trước năm 1995 để lương hưu của các đối tượng này đạt mức lương cơ sở.Nghị quyết 99/2015/QH13 về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016 quy định.

Việc trả lương sẽ không nhất thiết diễn ra trong tháng

Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có quy định sửa đổi thời gian trả lương được quy định tại Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH: “Người lao động hưởng lương tháng được trả tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương”.

Điểm mới của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH là việc quy định thời gian trả lương sẽ do 2 bên cùng thỏa thuận, không nhất thiết phải diễn ra ngay trong tháng làm việc. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi người lao động và nhịp độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trước đó, Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH quy định việc trả lương phải được thực hiện ngay trong tháng. Tuy nhiên, thực tế có nhiều doanh nghiệp sử dụng đông lao động sẽ khó thực hiện được quy định này.

Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 1/1/2016.

Lương tối thiểu vùng tăng từ 1/1/2016

Theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng thì từ ngày 1-1-2016, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp kể từ ngày 01/01/2016 như sau:

Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng).

Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng).

Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng).

Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng).

                                                    Chính sách mới về tiền lương có hiệu lực từ 1/1/2016 - 1

Ảnh minh họa.

Thanh niên tình nguyện được hưởng chính sách như người có công

Trong quá trình tham gia tình nguyện, thanh niên có hành động dũng cảm bị chết hoặc bị thương sẽ được xem xét, công nhận là liệt sĩ hoặc được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng

Ngoài ra, thanh niên tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội không tham gia BHYT sẽ được hỗ trợ tối thiểu một nửa chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe trong trường hợp bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động 5%-30% và được trợ cấp thêm ba lần mức lương cơ sở nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Trường hợp bị tai nạn dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 31% trờ lên thì ngoài chế độ hỗ trợ trên còn được trợ cấp một lần bằng ba lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở; Trường hợp bị chết do tai nạn lao động thì được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở. Thanh niên tham gia hoạt động tình nguyện bị chết thì được cơ quan tổ chức hoạt động tình nguyện hỗ trợ mai táng và phương tiện đưa về quê quán, gia đình.

Quyết định 57/2015/QĐ-TTg về chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên, có hiệu lực từ 1-1-2016.

Trợ cấp mất việc ít nhất bằng hai tháng lương

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của sáu tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc hoặc mất việc làm. Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều HĐLĐ kế tiếp nhau, khi chấm dứt HĐLĐ cuối cùng thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động theo các HĐLĐ.

Người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm dưới 18 tháng thì trợ cấp mất việc làm của người lao động ít nhất bằng hai tháng tiền lương.

Bãi bỏ quy định về việc phải trả lương ngay trong tháng làm việc cho người lao động, chỉ còn quy định về việc trả lương một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và được trả vào thời điểm trả lương. Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 05/2015/NĐ-CP về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất có hiệu lực từ ngày 1-1-2016 quy định.

Người mang thai hộ được nghỉ thai sản như quy định

Từ 1/1/2016, lao động nữ mang thai hộ đang đóng BHXH bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản, trong thời gian mang thai được nghỉ việc năm ngày để đi khám thai; khi sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng hai lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ mang thai hộ sinh con;

Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến ngày giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật BHXH (sáu tháng).

Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ hoặc thời điểm đứa trẻ chết mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần. Đặc biệt, người chồng của lao động nữ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ nghỉ thai sản như bình thường. Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, có hiệu lực thi hành từ 1-1-2016.

Điều chỉnh đếm,tính tiền lương hưu

Về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động, Luật quy định từ ngày 01/01/2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu. Để được hưởng chế độ này, mỗi năm độ tuổi tăng thêm một tuổi, đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 1-1-2016.

Từ năm 2016 đến trước năm 2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ mỗi năm tiếp theo tính thêm 2% đối với nam; 3% đối với nữ, nhưng mức tối đa là 75%. Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016.

Phụ cấp đặc thù cho giáo viên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

Nghị định số 113/2015/NĐ-CP quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Theo đó, Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, được hưởng: Phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, được hưởng: Phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Đồng thời, Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật; Mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật; Mức 45% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật;

Nghị định số 113/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2016.

Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú nhận trợ cấp khó khăn

Nghị định 109/2015/NĐ-CP về hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.

Theo đó, đối tượng được áp dụng là nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được nhà nước phong tặng thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở do Chính phủ quy định (tại thời điểm ban hành Nghị định này là 1.150.000 đồng).

Mức hỗ trợ bao gồm:

Mức 1.000.000 đồng áp dụng đối với đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Nghị định 109/2015/NĐ-CP thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức lương cơ sở.

Mức 850.000 đồng áp dụng đối với đối tượng sau: Đối tượng quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở; Đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thuộc hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng dưới 50% mức lương cơ sở.

Mức 700.000 đồng áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thuộc hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng từ 50% mức lương cơ sở đến dưới mức lương cơ sở.

Ngoài ra, đối tượng nhận trợ cấp còn được hưởng các chế độ về bảo hiểm y tế và hỗ trợ chi phí mai tang.

Nghị định 109/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2016.

Học nghề dưới 3 tháng, nhận hỗ trợ tối đa 6 triệu đồng

Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/9 quy định việc hỗ trợ đào tạo người lao động tham gia học nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Mức hỗ trợ cao nhất là 6 triệu đồng, trường hợp ở xa 15 km sẽ được hỗ trợ thêm 200.000 đồng/khóa.

Quyết định 46/2015/QĐ-TTg điều chỉnh đối tượng phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Trong đó ưu tiên người khuyết tật và người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Mức hỗ trợ chi phí đào tạo:

Mức tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học: Người khuyết tật.

Mức tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học: Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học: Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân.

Mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học: Người thuộc hộ cận nghèo.

Mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học: Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng quy định của Điều này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.

Các tin liên quan khác

 
no-image
CLOSE