Lên đầu

Hỗ trợ

  • kinh doanh 0937 717 484
  • kinh doanh 01 0976 717 484
  • kinh doanh 02 0908 402 305
  • kinh doanh 03 0971 757 888
  • kinh doanh 04 0944 20 95 95
  • phụ trách dự án 02862 558 588
  • Hỗ trợ kỹ thuật 02862 558 588

Sản phẩm nổi bật

prev
next

Tin tức nổi bật

FanPage

Thống kê truy cập

  • Online: 20
  • Hôm qua: 2332
  • Ngày nay: 329
  • Tháng này: 64766
  • Tháng qua: 72289
  • Tổng lượt: 5805

những điều cần biết về tiền tệ việt nam

Việt Nam sẽ chính thức có thêm 5 loại tiền mặt mới từ ngày 17/12/2003. Đó là 2 loại tiền giấy mệnh giá 500.000 đồng (năm trăm nghìn đồng) và 50.000 đồng (năm mươi nghìn đồng); 3 loại tiền kim loại (tiền xu): 200 đồng (hai trăm đồng), 1.000 đồng (một nghìn đồng) và 5.000 đồng (năm nghìn đồng). Đồng tiền năm trăm nghìn. Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam vừa công bố về việc bổ sung thêm một số loại tiền mới vào lưu thông, chiều 27/11. Đồng tiền 50.000 đồng mới có kích thước 140 mm x 65mm, in trên giấy nền polymer, có độ bền cao, không ảnh hưởng đến môi trường, có yếu tố bảo an đặc biệt như cửa sổ trong suốt, có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ. Nhìn tổng thể, hoa văn trang trí và nội dung mặt trước và mặt sau màu nâu tím đỏ. Mặt trước có dòng chữ ""Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam"", Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, 50.000 đồng bằng số và chữ, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. Mặt sau có dòng chữ ""Ngân hàng Nhà nước Việt Nam"", phong cảnh Huế, 50.000 đồng bằng số và chữ, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. Đồng tiền 500.000 đồng có kích thước 152 mm x 65mm, in trên giấy nền polymer, có độ bền cao, không ảnh hưởng đến môi trường, có yếu tố bảo an đặc biệt như cửa sổ trong suốt, có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ. Nhìn tổng thể, hoa văn trang trí và nội dung mặt trước và mặt sau màu lơ tím sẫm. Mặt trước in dòng chữ ""Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam"", Quốc huy, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, 500.000 đồng bằng số và chữ, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. Mặt sau in dòng chữ ""Ngân hàng Nhà nước Việt Nam"", phong cảnh nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên, 500.000 đồng bằng số và chữ, hình trang trí hoa văn dân tộc và hoa văn lưới hiện đại. Đồng tiền kim loại 200 đồng có đường kính 20,00 mm +/- 0,05 mm, khối lượng 3,20 g +/- 0,15g, độ dày mép 1,45 mm +/- 0,1 mm, màu trắng bạc, làm bằng thép mạ Niken, vành tiền trơn, mặt trước hình Quốc huy, mặt sau có dòng chữ ""Ngân hàng Nhà nước Việt Nam"", số mệnh giá 200 đồng, chi tiết hoa văn dân tộc. Đồng tiền kim loại 1.000 đồng có đường kính 19,00 mm +/- 0,05 mm, khối lượng 3,80 g +/- 0,15g, độ dày mép: 1,95 mm +/- 0,1mm, màu vàng đồng thau, làm bằng thép mạ đồng vàng, vành có khía ngắt quãng liên tục. Mặt trước có hình Quốc huy và mặt sau có dòng chữ ""Ngân hàng Nhà nước Việt Nam"", số mệnh giá 1.000 đồng, hình nhà Long đình Chùa Bát Đế ở Bắc Ninh. Đồng tiền kim loại 5.000 đồng có đường kính: 25,500 mm +/- 0,05 mm, khối lượng 7,70 g +/- 0,15g, độ dày mép 2,2 mm +/- 0,1mm, màu vàng ánh đỏ, làm bằng hợp kim CuA16Ni92, vành tiền khía vỏ sò. Mặt trước hình Quốc huy, mặt sau có dòng chữ ""Ngân hàng Nhà nước Việt Nam"", số mệnh giá 5.000 đồng, hình Chùa Một cột. ""Các loại tiền mới rất khó làm giả"" Thống đốc Lê Đức Thuý cũng khẳng định: ""Đây là các đồng tiền có khả năng chống giả cao, khó làm giả. Việc phát hành loại 50.000 đồng mới và loại 500.000 đồng vào lưu thông là một giải pháp tích cực trong việc nâng cao chất lượng, khả năng chống giả của đồng tiền Việt Nam, hạn chế nạn tiền giả đang rất phức tạp hiện nay"". Việc phát hành những loại tiền mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng và khả năng chống giả của đồng tiền Việt Nam, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đồng tiền. Hiện nay, tiền giả có xu hướng gia tăng với diễn biến phức tạp và thực sự trở thành vấn nạn trên toàn thế giới, đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao khả năng chống giả của đồng tiền. Mặt khác, thường xuyên thay đổi, bổ sung các mẫu tiền mới trong lưu thông cũng là một biện pháp chống giả hữu hiệu mà các nước đã áp dụng. Tại Việt Nam, tình hình tiền giả cũng rất phức tạp, tiền giả được làm bằng các thiết bị, kỹ thuật sao chụp ngày càng tinh vi, như dùng máy in phun, photocopy màu, in ofset... và từ nước ngoài đưa vào Việt Nam qua đường biên giới. Ngay cả việc sử dụng các thiết bị thông dụng như đèn cực tím cũng khó khăn trong việc phát hiện tiền giả... Loại 50.000 đồng mới và 500.000 đồng được in trên chất liệu polymer. Đây là hai loại tiền giấy lần đầu tiên được in trên chất liệu polymer tại Việt Nam với nhiều yếu lố chống giả hiện đại. Ngoài các yếu tố bảo an được sử dụng tương tự như đồng tiền đang lưu hành, loại 50.000 đồng mới còn có một số yếu tố bảo an đặc biệt như mực không màu phát quang, hình ảnh nổi và các cửa sổ trong suốt có hình ẩn, hình dập nổi trong cửa sổ... Tương tự, loại 500.000 đồng cũng được thiết kế với nhiều yếu tố bảo an hiện đại. Theo Ngân hàng Nhà nước, giấy nền polymer cho phép ứng dụng nhiều kỹ thuật chống giả trong đồng tiền. Bên cạnh những yếu tố bảo an được ứng dụng tương tự như trong giấy in tiền cotton (hình bóng chìm, hình định vị, in Intaglio, chữ siêu nhỏ, dây bảo hiểm, yếu tố phát quang...), giấy nền polymer còn có những yếu tố bảo an đặc trưng, có hiệu quả cao trong việc chống làm giả, như yếu tố cửa sổ trong suốt có hình ẩn hoặc hình dập nổi trong cửa sổ. Đây là yếu tố chỉ có thể ứng dụng trên giấy nền polymer, có khả năng chống việc làm giả bằng các thiết bị như máy photocopy, thiết bị scan hay máy in lase. Ngoài khả năng chống giả cao, yếu tố cửa sổ trong suốt còn có ưu điểm rất dễ nhận biết. Giấy nền polymer có độ bền cơ học cao (chẳng hạn như khó dùng tay không để xé rách tờ bạc). Đây là yếu tố rất quan trọng làm tăng độ bền của đồng tiền. Loại giấy này cũng không có cấu tạo sợi nên bề mặt không xốp. Đồng tiền được phủ lớp véc-ni nên tiền polymer không hút ẩm, giữ ẩm hay các chất bẩn khác. Do vậy, so với tiền giấy tiền polymer sạch hơn, ít gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng và môi trường, nhất là trong điều kiện khí hậu Việt Nam và tập quán sử dụng tiền mặt hiện nay. Giấy polymer có khả năng thích ứng với các thiết bị xử lý tiền, như máy ATM, máy đếm tiền, tuyển chọn tiền... đối với tiền giấy. Hiện, trên thế giới đã có 16 nước lưu hành đồng tiền in trên chất liệu Polymer, trong đó có ba nước sử dụng toàn bộ tiền polymer trong hệ thống tiền tệ là Australia (từ năm 1992 đến năm 1996 phát hành đủ bộ tiền ), New Zealand (từ năm 1999-2000 phát hành đủ bộ tiền) và Rumani (từ năm 2000); một số nước dùng giấy polymer cho một số mệnh giá; 6 nước hiện đang thử nghiệm tiền polymer dưới hình thức tiền lưu niệm. ""500.000 đồng không phải là mệnh giá quá cao"" Theo ông Thuý, việc cho ra đời tờ giấy bạc 500.000 đồng sẽ khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí còn có dư luận cho rằng đồng tiền Việt Nam đang mất giá nhưng hoàn toàn không đúng"". Trước đây, Ngân phiếu thanh toán với các mệnh giá 5.000.000 đồng, 1.000.000 đồng và 500.000 đồng được sử dụng trong thanh toán của nền kinh tế, nhưng do giá trị lưu hành ngắn nên chi phí phát hành Ngân phiếu thanh toán khá cao. Sau khi kết thúc việc phát hành Ngân phiếu thanh toán (tháng 4/2002), nhu cầu khách quan của nền kinh tế về các đồng tiền có mệnh giá lớn trong lưu thông đã đặt ra cho Ngân hàng Nhà nước nhiệm vụ cần nghiên cứu để đảm bảo cơ cấu đồng tiền hợp lý. Loại 500.000 đồng là đồng tiền có mệnh giá lớn nhất mà Ngân hàng Nhà nước sẽ phát hành lần này để đáp ứng yêu cầu lưu thông và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh toán trong nền kinh tế. Trên thế giới, hầu hết các nước đều lưu hành cả tiền giấy và tiền kim loại. Việc phát hành các đồng tiền có mệnh giá lớn, phù hợp với yêu cầu của lưu lượng tiền tệ cũng như việc phát hành tiền kim loại với độ bền cao còn cho phép chúng ta tiết giảm được chi phí phát hành tiền. ""Chính phủ Việt Nam không có chủ trương đổi tiền"" Trước một số luồng dư luận đang gây hoang mang quần chúng rằng Chính phủ Việt Nam đang có chủ trương đổi tiền ""bí mật"", ông Thuý đã cho biết: ""Các loại tiền 50.000 đồng, 5.000 đồng, 1.000 đồng và 200 đồng hiện nay đang lưu hành vẫn có giá trị lưu hành song song với tiền mới. Chính phủ Việt Nam không có chủ trương đổi tiền cũng như bất kỳ chính sách nào làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của mọi tố chức, cá nhân đang nắm giữ đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, kể cả loại tiền hiện nay đang lưu hành cũng như loại tiền mới sẽ phát hành"". Việc phát hành thêm tiền mới nhằm bổ sung cơ cấu mệnh giá đồng tiền trong lưu thông sao cho hợp lý hơn về mệnh giá, chủng loại, chất lượng được nâng cao, đẩy lùi nạn tiền giả, có cả tiền giấy và tiền kim loại để đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, tiện giảm chi phí phát hành tiền. Đặc biệt, không làm thay đổi đơn vị tiền tệ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không làm thay đổi sức mua đối nội và đối ngoại của đồng tiền Việt Nam và không thay thế các đồng tiền hợp pháp hiện đang lưu hành. Trước và đầu những năm 1980, trong hệ thống tiền tệ của Việt Nam cũng đã có tiền kim loại mệnh giá nhỏ lưu hành cùng với các đồng tiền giấy. Song do nhiều nguyên nhân mà hiện nay, hệ thống tiền tệ của Việt Nam không có tiền kim loại. Trong điều kiện tình hình tiền tệ ổn định, nhu cầu khách quan của nền kinh tế do xu hướng phát triển tự động hoá trong giao dịch thương mại, như máy bán hàng tự động, các dịch vụ tự động... đòi hỏi phải có tiền kim loại. Đồng tiền năm mươi nghìn mới. Việc Ngân hàng Nhà nước phát hành tiền kim loại 5.000 đồng, 1.000 đồng và 200 đồng vào lưu thông là một bước đi nhằm hoàn thiện hệ thống tiền tệ Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Trong tương lai, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phát hành bổ sung các loại đồng tiền mới, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu lưu thông tiền tệ về cơ cấu mệnh giá, chủng loại, đồng thời nâng cao chất lượng, nhất là khả năng chống giả của đồng tiền.

Các tin liên quan khác

 
no-image
CLOSE